Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường xuyên gặp phải tại các trang trại. Để giảm thiểu rủi ro về mặt kinh tế và tăng cường sức khỏe cho vật nuôi chủ trang trại cần trang bị cho mình một số kiến thức nhất định. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của Đá Gà 88 để biết nguyên nhân và các hướng điều trị bệnh cụ thể.
Khái niệm bệnh tụ huyết trùng ở gà chi tiết
Bệnh tụ huyết trùng ở gà là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở các trang trại. Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh. Căn bệnh này thường có diễn tiến nhanh khiến gia cầm suy giảm sức đề kháng và tử vong chỉ trong vài ngày. Nếu không có hướng phòng ngừa và điều trị phù hợp bà con sẽ bị thiệt hại kinh tế cực kỳ nặng.
Nguyên nhân gây ra chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng thường gặp ở gà mọi lứa tuổi từ bé cho đến lớn. Nguyên nhân gây ra bệnh được xác định do loài vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Chúng thuộc chủng gram âm gây ra tỷ lệ tử vong cao ở gà. Bệnh thường diễn ra vào các thời điểm giao mùa và tấn công nhiều nhất ở lứa gà 2 tháng tuổi.
Triệu chứng điển hình của bệnh tụ huyết trùng ở gà thường gặp
Bệnh gà tụ huyết trùng thường có các triệu chứng cấp tính và mãn tính. Người chăn nuôi cần có kiến thức nhận biết các triệu chứng của bệnh để sớm tìm cách chữa trị phù hợp cho vật nuôi:
Thể quá cấp tính khó nhận biết của bệnh tụ huyết trùng
Thể quá cấp tính thường có các dấu hiệu gà ủ rũ, hoạt động kém, lờ đờ. Tuy nhiên bệnh thường diễn tiến khá nhanh khiến người chăn nuôi khó lòng quan sát đầy đủ các dấu hiệu. Có nhiều trường hợp gà lăn đùng ra chết khi đang ăn, gà mái đẻ trứng và chết luôn trên tổ. Dấu hiệu quá cấp tính xảy ra với tình hình gà chết đột ngột, màu sắc da tím tái, phần mũi và miệng đôi khi còn chảy dịch hoà lẫn cùng với máu.
Thể cấp tính thường gặp của bệnh tụ huyết trùng
Thể cấp tính thường gặp hơn ở gà bệnh với dấu hiệu thân nhiệt sốt cao, gà chán ăn, tinh thần ủ rũ, đi lại chậm chạp. Giữa thời kỳ bệnh nặng chúng có thể xuất hiện dấu hiệu tiêu chảy với phân màu trắng, màu nâu xen kẽ. Khi nặng nhất gà cảm thấy khó thở và cuối cùng là chết do ngạt thở gây ra.
Thể mãn tính theo khuyến cáo của bệnh tụ huyết trùng
Thể mãn tính của căn bệnh này được nhận biết bởi các dấu hiệu gà bị viêm khớp, gia cầm bị viêm phúc mạc mãn tính. Ngoại hình của gà bệnh ốm yếu, gầy còm, không có sức sống. Chúng có thể thải ra chất lỏng có màu vàng như lòng đỏ trứng là dấu hiệu đặc trưng.
Tham khảo thông tin về gà Đá Gà 88 c3 để giải trí nhé !
Bệnh tích tụ huyết trùng ở gà nuôi
Gà bị tụ huyết trùng có các bệnh tích phổ biến sau đây:
- Phổi gà bị tụ máu, phần phổi bị viêm, phế quản gà bệnh có dịch nhầy màu vàng.
- Lách gà bị tụ, niêm mạc ruột có dấu hiệu chảy máu và viêm nặng.
- Xác gà chết tím bầm, da thịt bị nhão nhẹt.
- Nhiều trường hợp gà bị viêm khớp, khớp sưng to đi kèm dịch nhầy màu xám.
Hướng dẫn chữa bệnh tụ huyết trùng ở gà triệt để
Để có thể chữa bệnh tụ huyết trùng cho gà người chăn nuôi cần nắm vững nguyên tắc phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả sau:
Phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà nuôi
Bạn có thể cho gà sử dụng vacxin chống bệnh vào lúc 1 tháng tuổi. Chủ trang trại cần tiến hành tiêm vô hoạt tụ huyết trùng cho gia cầm với nồng độ 0,5ml/con. Bên cạnh đó bạn cần đảm bảo điều kiện chăn nuôi vệ sinh, khử trùng đầy đủ để đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh. Kết hợp vệ sinh cả trong chuồng lẫn ngoài chuồng để môi trường sinh hoạt của chúng sạch sẽ.
Người chăn nuôi cần cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt cho gà bằng cách cho ăn đủ bữa, đúng giờ, bổ sung thêm men tiêu hoá, thuốc bổ tăng đề kháng… Vào các thời điểm giao mùa gà thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao bà con có thể bổ sung các loại kháng sinh BIO-AMOX + TYLOSIN, kháng sinh AMPI COLI hoặc kháng sinh T.Colovic…
Đọc Thêm: Bệnh Đậu Gà – Cập Nhật Tất Tần Tật Về Căn Bệnh Phổ Biến Này
Điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà chi tiết
Sau khi phát hiện các dấu hiệu thì bà con cần tiến hành điều trị bệnh cho gà càng sớm càng tốt. Các chuyên gia gợi ý phác đồ sau đây để người chăn nuôi tham khảo. Bạn nên pha vào nước uống của gà hoặc trộn thêm vào thức ăn của chúng một trong các loại thuốc bổ sau đây:
- Bio Amoxillin với liều lượng 10g/100kg P/ngày cho gà sử dụng trong thời gian 3 ngày để chữa trị.
- Ampi coli10g/100kg P/ngày tiến hành cho gà sử dụng trong thời gian 3 ngày là khỏi.
- Norflox-10: 25ml/100kg P/ngày cho gà dùng liên tục trong thời gian 3 ngày là khỏi.
- Enro-10: 25ml/100kg P/ngày cho vật nuôi điều trị trong thời gian 3 ngày là khỏi.
- Colivit: 20g/100kg P/ngày cho chúng dùng thường xuyên 3 ngày để chữa bệnh.
Kết luận
Những thông tin về bệnh tụ huyết trùng ở gà đã được chúng tôi tổng hợp cho bạn đọc. Mong rằng bài viết sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa trị cho gà chiến. Cùng theo dõi chuyên trang Đá Gà 88 để cập nhật các bài viết hữu ích khác.